TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂ Y ĐÔ T A Y DO UNIVERSIT Y

KHOA LUẬT

FACULTY OF LAW

law@tdu.edu.vn

NGÀNH LUẬT KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, với nhiều nỗ lực và cố gắng, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), APEC và TPP, qua đó sẽ mang đến nhiều cơ hội hợp tác và cạnh tranh vô cùng đa dạng với nhiều hình thức hoạt động kinh doanh khác nhau cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như thu hút sự đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam. Với ưu thế đó, ngành Luật Kinh tế ngày càng trở thành một ngành nghề đặc biệt và giữ vai trò cực kì quan trọng, bởi hơn lúc nào hết, hàng lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế phải được đảm bảo. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và hiệu quả. Các cơ quan nhà nước cũng cần có những cán bộ, công chức “vừa hồng vừa chuyên” về lĩnh vực Luật Kinh tế nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, tạo môi trường bình đẳng, công bằng cho sự cạnh tranh và phát triển của các chủ thể kinh doanh. Ngành Luật kinh tế theo đó trở thành một ngành nghề không thể thiếu của xã hội hiện đại. Minh chứng cho điều đó chính là việc: “Chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từ nay đến năm 2020, cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại... Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các Bộ, ngành, địa phương”.[1]
         Đến với chương trình đào tạo trình độ Cử nhân Luật Kinh tế - Trường Đại học Tây Đô, với đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm thực tiễn và thâm niên giảng dạy trình độ từ thạc sĩ trở lên, năng động và đầy nhiệt huyết, sinh viên không chỉ được đào tạo bài bản kiến thức về hệ thống pháp luật quốc gia nói chung, đi sâu về lĩnh vực Luật Kinh tế nói riêng với các học phần như: Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại quốc tế… mà còn được chú trọng trang bị những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng hòa giải, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn - Những kỹ năng trực tiếp mà các nhà tuyển dụng hiện đại ngày nay đòi hỏi ở mỗi ứng viên khi xin việc. Đặc biệt, sinh viên theo học tại Trường còn được thường xuyên thực hành, xử lý tình huống pháp luật thông qua những phương pháp giảng dạy tích cực, tổ chức và tham gia tổ chức “mô phỏng” phiên tòa giả định; tham gia CLB Pháp luật, sự kiện “Ngày hội Pháp luật” và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật để phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn. Đó chính là sự chuẩn bị chu đáo để các cử nhân Luật kinh tế tương lai có thể vận dụng chính xác, nhuần nhuyễn, linh hoạt các quy định pháp luật vào trong thực tiễn công việc, đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của nền kinh tế.
 
Với quá trình đào tạo chất lượng - hiện đại - uy tín, sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế tại Trường có thể tự tin đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như: chuyên viên tư vấn pháp luật, chịu trách nhiệm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại, đảm bảo quy trình hoạt động đúng pháp luật của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương; chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư; chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan nhà nước; nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật,...

 


[1] Baomoi.com, Đào tạo nhân lực ngành luật: vừa thiếu vừa yếu, http://www.baomoi.com/dao-tao-nhan-luc-nganh-luat-vua-thieu-vua-yeu/c/12827752.epi

Copyright © 2024

Bản quyền thuộc về Trường Đại học Tây Đô - Được phát triển & thiết kế bởi Ban Quản trị Thông tin & Truyền thông